GIÁO TRÌNH SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Ngày nay, sở hữu trí tuệ không còn được xem là “một khái niệm pháp lý mơ hô” mà đã thực sự là “một công cụ đắc lực” để phát triển kinh tế (Kamil Idris, 2000). Nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ của các quốc gia trên toàn thế giới đang dần thay đổi. Làm thế nào để sở hữu trí tuệ phát huy hiệu quả tối ưu ở một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam là vấn đề được Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quan tâm. Trong số rất nhiều những giải pháp được Chính phủ các quốc gia đưa ra nhằm nâng cao nhận thức cùa toàn xã hội về vai trò sở hữu trí tuệ cũng như nâng cao năng lực chuyên môn của không chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật mà trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, thì giải pháp đưa sở hữu trí tuệ vào chương trình giáo dục, đào tạo ở các cấp độ luôn được quan tâm.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết hàng loạt các cam kết đa phương và song phương với các quốc gia và các khu vực. Một trong những nội dung quan trọng, gây nhiều tranh cãi trong các cuộc đàm phán là sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, nhận thức rõ cạnh tranh trong tương lai giữa các quốc gia là cuộc cạnh tranh của quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt tập trung vào các công nghệ và sản phẩm hàng đầu. Vì vậy, đào tạo về sở hữu trí tuệ là một trong những biện pháp giúp cho việc nâng cao kiến thức và nhận thức của cá nhân và tổ chức trong xã hội về sở hữu trí tuệ, để quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng như một công cụ bảo vệ đổi mới sáng tạo, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và Chính phủ.
Sở hữu trí tuệ là một trong những môn học mới, được đưa vào một số chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương từ năm 2007. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ, giúp người học nhận thức, nhận biết và hình thành tư duy đối với những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Đặc biệt, môn học còn giúp sinh viên hiểu rõ mối quan hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển kinh doanh, thương mại quốc tế thông qua nghiên cứu một số vấn đề dặc thù của sở hữu trí tuệ như quản trị quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ
Giáo trình Sở hữu trí tuệ được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập không chỉ ở Trường Đại học Ngoại thương nói riêng cũng như các trường đại học khối ngành kinh tế và quản lý nói chung.
Giáo trình Sở hữu trí tuệ gồm 6 chương, do nhóm tác giả gồm các giảng viên môn Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Ngoại thương và TS Trần Lê Hồng, Cục Sở hữu trí tuệ biên soạn. Đây là giáo trình Sờ hữu trí tuệ đầu tiên dành cho sinh viên ngành kinh tế và thương mại, sau lần xuất bản thứ nhất, nhóm tác giả đã nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp và bạn dọc và trong lần tái bản đầu tiên này, chúng tôi vẫn mong tiếp tục nhận được những phản hồi để Giáo trình Sờ hữu trí tuệ của Trường Đại học Ngoại thương được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.
Xin trân trọng cảm ơn!
TẬP THỀ TÁC GIẢ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.